Không nên nói dối điều gì trong hồ sơ xin việc?

Nhưng đừng vì thế bạn cố tình kéo dài thời gian làm việc vì nhà tuyển dụng có thể kiểm tra lại hoặc thời gian dài nhưng biểu hiện không tốt cũng là một điểm trừ bạn nhé!

Tôi từng là một ứng viên trải qua khoảng thời gian xin việc khó khăn. “Chuột chạy cùng sào” , tôi bịa đặt rất nhiều trong hồ sơ ứng tuyển của mình. Xúi quẩy thay, nhà tuyển dụng lại xoáy vào những điểm đó, tôi xoay trở vụng về và như làm trò hề trong buổi phỏng vấn. Dĩ nhiên, tôi đã mất cơ hội có được công việc tôi yêu thích! – Tâm, nhân viên phòng Đào tạo tại một ngân hàng , chia sẻ.

Ngày nay, để có được công việc như mong đợi, nhiều ứng viên không ngại ngần nói dối trong chính hồ sơ xin việc của mình. Mức độ nói dối rất đa dạng, từ những chi tiết nhỏ như sở thích, tính cách đến những điều lớn hơn như công việc, kinh nghiệm làm việc và cả bằng cấp …Tuy nhiên, rất khó để có thể qua mặt các nhà tuyển dụng vì họ nắm bắt được tâm lý của người ứng tuyển như thế nào. Đây là bài toán hoàn toàn không khó đối với họ!
MyWork.com.vn tổng hợp một số điều mà ứng viên cần tránh nói dối trong hồ sơ ứng tuyển và buổi phỏng vấn:
Khai khống bằng cấp:
Dù bạn không có được bằng Đại học (Cao đẳng) như yêu cầu của công việc nhưng bạn vẫn ghi vào và xem như đó là thông tin thật sự của mình. Lời khuyên là bạn hãy tự tin và thể hiện năng lực và bản lĩnh của mình qua kinh nghiệm của những công việc trước. Bằng cấp là điều kiện cần nhưng năng lực mới thật sự thể hiện bạn là ai!
Kéo dài quãng thời gian đã từng làm việc :
Có thể vì bạn muốn che giấu khoảng thời gian bạn vẫn loay hoay tìm việc làm hoặc có những chuyện bạn không muốn chia sẻ. Nhưng đừng vì thế bạn cố tình kéo dài thời gian làm việc vì nhà tuyển dụng có thể kiểm tra lại hoặc thời gian dài nhưng biểu hiện không tốt cũng là một điểm trừ bạn nhé!
Nói dối về kinh nghiệm làm việc:
Rất nhiều ứng viên quá khao khát có được công việc và “bịa” những việc làm nhằm khiến hồ sơ của mình phù hợp với yêu cầu công việc. Dù bạn có giỏi lấp liếm như thế nào để qua được vòng sơ tuyển với đại diện phòng Nhân sự, bạn sẽ không qua được “mắt thần” của giám sát/giám đốc trực tiếp làm việc với bạn, người có những mối quan hệ rộng rãi trong ngành cũng như có kiến thức rõ để kiểm tra kinh nghiệm của bạn.
“Thổi phồng” các thành tích và kỹ năng đã đạt được:
Bạn đã có thành tích và bạn cũng đã có kỹ năng, tuy là không nhiều nhưng đừng vì thế mà phóng đại nó. Có thể trong lúc này, bạn chưa kịp nhìn ra thế mạnh, kỹ năng của bản thân, hãy hỏi đồng nghiệp cũ, bạn thân, … để hiểu rõ hơn về mình.
Cung cấp thông tin về người tham khảo (reference) sai lệch:
Bạn sợ cấp trên trước đó không cho phép bạn cung cấp thông tin liên lạc? Bạn lo sếp cũ sẽ không nói tốt giúp bạn? Hoặc đơn giản, bạn ngại? Và bạn nghĩ bạn sửa đổi thông tin người tham khảo sẽ giải quyết được hết? Sai lầm, vì bên tuyển dụng sẽ gọi và tìm hiểu thông tin của bạn khi cần thiết!

Thật đáng tiếc cho những hồ sơ nói dối như vậy vì chính ứng viên đã vô tình đánh mất cơ hội của mình mà không hề hay biết … Cơ hội chỉ đến với những ai chân thành mà thôi!

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *